Thứ Tư, ngày 04/12/2024 04:14:15 CH

Tinh thần thể thao bất khuất của người Nhật Bản trong các kỳ Olympic

Tinh thần thể thao bất khuất của người Nhật Bản trong các kỳ Olympic

TTO – Thế vận hội Tokyo 2020 đã bị hoãn do dịch COVID-19. Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản thay đổi kế hoạch tổ chức Olympic. 80 năm trước, Nhật Bản từng trải qua việc tương tự như này.

Đó là Thế vận hội Olympic 1940, ban đầu dự kiến ​​tổ chức tại Tokyo. Kỳ Olympic thứ 12 này là kỳ Thế vận hội đầu tiên được tổ chức bên ngoài châu Âu và Bắc Mỹ.

Tại sao Kỳ Olympic 1940 dự kiến tổ chức tại Tokyo bị hoãn lại?

Tại sao Kỳ Olympic 1940 dự kiện tổ chức tại Tokyo bị hoãn lại?

Những người Nhật Bản năm đó rất háo hức với kế hoạch Olympic của riêng mình. Chính phủ Nhật Bản coi Thế vận hội Olympic 1940 là một cột mốc quan trọng trong sự phục hồi của Nhật Bản sau trận Động đất Kanto kinh khủng năm 1923, phá hủy nhiều thành phố và khu đô thị lớn trong vùng Kanto. Đây cũng là dịp kỷ niệm 2600 năm Đế chế Jimmu huyền thoại.

Về chuyên môn, người Nhật cũng đang khát khao ước mơ trở thành tay mơ hàng đầu trong làng thể thao thế giới lúc bấy giờ.

Thế vận hội 1936, Nhật Bản đứng thứ 8 trong bảng tổng sắp huy chương với 6 HCV, 4 HCB và 8 HCĐ. Trước Thế vận hội năm 1940, Nhật Bản được coi là quốc gia bơi lội hàng đầu thế giới; Nhật Bản đã giành được bốn huy chương vàng ở bộ môn bơi lội tại Thế vận hội năm 1936.

Nhưng đến năm 1937, khi Chiến tranh Trung – Nhật bùng nổ; dư luận thế giới bắt đầu kêu gọi hủy bỏ Thế vận hội Olympic 1940.

Ban đầu, đại diện của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Nhật Bản khẳng định chiến tranh sẽ sớm kết thúc. Thái độ này kéo dài hơn nửa năm, đến giữa năm 1938.

Nhưng cuối cùng Thế vận hội năm 1940 đã bị hủy bỏ. Chính xác hơn, ban đầu nó được chuyển đến Helsinki, Phần Lan; sau đó bị hủy bỏ hoàn toàn do Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

ban đầu nó được chuyển đến Helsinki, Phần Lan; sau đó bị hủy bỏ hoàn toàn do Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Và sau 24 năm sau, đại hội Olympic cuối cùng cũng đến với Tokyo.

Sự thành công vang dội của Kỳ Olympic 1964

Diễn ra 19 năm sau thảm họa bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki; Olympic 1964 là cơ hội để nước Nhật chứng tỏ cho thế giới thấy sự hồi sinh thần kỳ của họ.

Và họ đã thành công khi Olympic 1964 đánh dấu một loạt cột mốc đặc biệt trong lịch sử thế vận hội.

Cụ thể có đến 93 quốc gia tham dự Olympic Tokyo 1964; con số đông đảo nhất của một kỳ Olympic tính đến thời điểm đó. Đó cũng là lần đầu tiên Olympic được phát sóng vệ tinh trên toàn thế giới; thu hút đến khoảng 800 triệu lượt xem.

Ban đầu, ban tổ chức ước tính có 70% tổng lượng vé tất cả các sự kiện của đại hội sẽ được bán ra; nhưng con số cuối cùng vượt qua ước tính của họ (tổng cộng bán được hơn 2 triệu vé).

Để có được những thành tựu đó, người Nhật cũng đã bỏ ra khoản đầu tư kỷ lục; 4,6 tỉ USD và trở thành kỳ đại hội thể thao đắt giá nhất lịch sử tính đến thời điểm đó.

Đã hơn 5 thập niên trôi qua, những người dân Nhật từng chứng kiến kỳ Olympic lịch sử đó giờ không còn nhiều, nhưng tinh thần của người Nhật vẫn vậy.

Ít nhất đến lúc này, Kỳ Olympic 2020 không bị hủy bỏ; IOC xác định lịch thi đấu mới, được lùi lại đúng 1 năm so với lịch ban đầu.

Những hậu quả vì chiến tranh cùng 24 năm chờ đợi đã không thể quật ngã “tinh thần Olympic” của người Nhật, vậy cơn đại dịch lần này có làm khó họ trong lần thứ 2 đăng cai thế vận hội mùa hè?

Kỳ Olympic mùa đông 2022 rất đáng lo ngại

Kỳ Olympic mùa đông 2022 rất đáng lo ngại

Việc xác định lịch thi đấu mới của Olympic Tokyo (từ ngày 23-7 đến 8-8-2021) đã khiến ban tổ chức Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 tỏ ra lo ngại do sẽ diễn ra vào tháng 2-2022, đồng nghĩa với việc chỉ có 6 tháng giữa hai kỳ Olympic.

Phía ban tổ chức Bắc Kinh 2022 không nói rõ khó khăn của họ là gì; nhưng chỉ nhấn mạnh họ đang ở vào một “tình huống đặc biệt”; và cần phải thương lượng với Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).

Có thể Bắc Kinh 2022 lo lắng về lượng du khách nước ngoài sẽ giảm sút; do quá nhiều sự kiện thể thao dồn dập trong một khoảng thời gian ngắn.

>>> Đọc thêm các bài viết về thể thao trên trang VOD

Nguồn: thethao.tuoitre.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *